Điều tuyệt vời mà mình muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này đó chính là bộ công cụ cứu hộ máy tính cực kỳ chuyên nghiệp mang tên Win10PE. Vâng! đúng là như vậy, mới đây thìanhdvlại tiếp tục tung ra bản Win10PE tức là Mini Windows 10 cho cộng đồng sau 4 năm ra đời của Win8PE.
Có gì hót trong bản Win10PE – Mini Windows 10 này ?
Giảm dung lượng của WinPE
Sửa lỗi không hiển thị ICON ở Pstart và không hiện dấu mũi tên ở menu chuột phải.
Tự động Mount và cài đặt Driver cho WinPE.
HBCD menu đổi thành Apps Menu, hỗ trợ Mount Apps.iso, Hiren.iso, dlc.iso.
Bỏ công cụWimtool Y, Set Temp mặc định lênR:\
Apps Menu làm mới với lựa chọn Mount:Apps.iso, DLC.iso, Hiren.iso
Thêm phím tắt khi bật Menu Pstart (Win+Alt+M) và phím tắt Panel Pstart (Win + Alt + P)
Cung cấp Win10PE bản 32bit và Win10PE bản 64bit.
Cung cấp gói ứng dụng Apps.wim cho Win10PE 32 và 64 bit.
Gói ứng dụng Apps64.wim cho WinPE 64 bit.
Thêm gói Driver, nhưng hiện giờ chỉ có driver NET.
Thêm một vài ứng dụng ví dụ như Aomei Partition 6.0, Opera x64, TeraByte 2.98…
Và vẫn như phiên bản trước đó, Win10PE hoạt động ổn định và hiệu quả.
Download Win10PE – Mini Windows 10
Link Fshare
Link Fshare (Link dự phòng)
Win7PE cho bạn nào cần:Tải về máy tính
Cách tạo USB BOOT với Win10PE
Cách đơn giản nhất để tạo USB BOOT với Win10PE là:
1. Cài đặt phần mềm UltraISO vào máy tính trước.
2. Sau đó mở file BootUSB-Full.iso mà bạn vừa tải khi nãy ra, mở bằng phần mềm UltraISO nhé. Sau đó nhấn vào Bootable> chọn Write Disk Image..như hình bên dưới
Tiếp theo bạn hãy lựa chọn đúng thiết bị USB mà bạn muốn làm, thiết lập như bên dưới và nhấn vào Write để bắt đầu ghi ra USB.
Nhấn Yes để đồng ý.
Bạn hãy copy file w10pe32.wim và w10pe64.wim vào thư mục WIM trong USB.
Note: Nếu như bạn muốn tích hợp thêm cả Win8PE vào Menu boot thì bạn hãy copy file w8pe32.wim và w8pe64.wim vào cùng thư mục WIM trong USB là xong. (Win8PE các bạn tải về tại đây)
Đối với Win7PE thì bạn cũng làm tương tự, nếu như bạn muốn tích hợp thêm vào.
Tiếp tục copy các file Apps.wim và Apps64.wim , Drv10x64.wim,Drv10x32.wim,MyTool.wim vào thư mục Apps là xong.
Như vậy là mình đã hướng dẫn cách nhanh nhất để có một bộ công cụ cứu hộ máy tính với Win10PE rồi đó, để sử dụng được trên cả 2 chuẩn UEFI và Lagacy thì bạn chỉ cần Format USB ở định dạng FAT32 là xong!
Một số bạn vẫn có nhu cầu sử dụng thêm Mini XP thì hãy làm theo hướng dẫn sau đây.
Giải nén file MiniXP.7z sau đó copy folder XP vào trong thư mục HBCD trong USB .
Tiếp theo bạn hãy copy thêm file XP.7z vào mục APPS nữa là xong!
Cuối cùng là bạn hãy giải nén file SxS_7PE_SFX.7z ra > copy vào USB > sau khi bạn boot vào được Mini XP thì hãy chạy file này để Fix một số lỗi có trên Mini XP nhé!
Làm thế nào để tạo ra một đĩa cứu hộ máy tính?
Bạn hãy thực hiện như sau:
Mở file WinPE.iso bằng phần mềm UltraISO, sau đó thêm 2 file là Apps.wim và Drivers.wim vào thư mục APPS.
Tiếp theo copy 2 file w10pe32.wim và w10pe64.wim vào thư mục WIM
Cuối cùng lưu lại và ghi ra CD để dùng.
Test thử và đánh giá
Note:Đối với USB BOOT làm bằng WinPE thì khi các bạn test thử bằng các phần mềm để kiểm tra xem usb đó đã hoạt động được hay chưa thì sẽ rất hay bị lỗi nhé, chính vì thế bạn nên test trực tiếp trên máy tính thật nha.
Mình test thử trực tiếp trên máy tính thật và chụp lại hình ảnh nên hơi bị tối, các bạn thông cảm nha
nguồn: Blog chia sẻ kiến thức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét